Người nữ Giám đốc giúp Hibiscus đăng quang

Câu chuyện kể về người phụ nữ đã dành hơn 2 thập kỷ cho tình yêu si mê với một loài cây, một loài dược liệu quý.

Giờ đây người tiêu dùng đã quá quen thuộc với những sản phẩm trà đỏ, mứt sệt, rượu vang, sirô…. chế biến từ cây Hibiscus. Thậm chí giới sành trà còn dự đoán nếu trà đỏ Hibiscus có bao bì mẫu mã bắt mắt, có phương pháp tiếp thị hấp dẫn hơn chắc chắn sẽ cạnh tranh ngang ngửa với trà Lipton nhãn vàng, trà Ice Tea ngoại nhập.

Nhưng ít ai biết rằng từ hơn 20 năm trước đã có một người phụ nữ gần như đánh đổi cả quãng đời mình để nghiên cứu, chế biến cây Hibiscus và tôn nó lên vị trí hôm nay. Đó chính là Giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Đồ uống Thảo Mộc. Nếu tới công ty của chị, chắc chắn bạn sẽ được mời nếm thử trà, rượu, mứt, ô mai, sirô… làm từ đài quả Hibiscus. Dù bạn có e ngại bởi cái tên rất tây kia nghe khá lạ tai nhưng với sự nhiệt tình của nữ giám đốc Mai Thị Tấn, và hơn hết là màu sắc hấp dẫn, vị chua thanh thanh dễ chịu của các sản phẩm chế biến từ cây Hibiscus chắc chắn bạn sẽ không cưỡng lại được lời mời.

Từng học tập tại Học viện Lâm nghiệp Kirov Leningrad 6 năm, tốt nghiệp chị về nước công tác tại Phân viện Khoa học Kĩ thuật Lâm đặc sản. Tưởng rằng cuộc đời người phụ nữ này sẽ mãi mãi gắn bó với các công trình nghiên cứu về keo dán, nhưng đầu những năm 1990 chị Tấn tiếp xúc với cây Hibiscus. Thật bất ngờ, cái màu đỏ quyến rũ của hoa Hibiscus đã thôi miên, hấp dẫn chị ngay và gắn bó với chị như một định mệnh. Khi đó cây Hibiscus được giáo sư người Đức – Jnoen lần đầu tiên đưa vào Việt Nam để đối tác là Phân viện Khoa học Kỹ thuật Lâm đặc sản gieo trồng, thu hoạch, sơ chế. Phía công ty Đức bao tiêu toàn bộ sản phẩm là đài hoa quả khô hoặc bột màu chiết xuất từ đài quả. 8ha cây quý sinh trưởng khá tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng Việt Nam. Nhưng vào niên vụ đầu tiên, thời tiết không chiều lòng người. Khi thu hoạch trời mưa tầm tã kéo dài, đài hoa thu héo xuống không đạt yêu cầu. Một vài năm sau, số phận cây Hibiscus vẫn long đong, nhất là khi giáo sư Jnoen về nước chẳng còn ai quan tâm đến cây trồng nhỏ bé này nữa. Chỉ có chị Tấn vẫn không quên cây Hibiscus.

Về công tác tại Xí nghiệp Lâm đặc sản Hà tây, với cương vị Giám đốc là cơ hội thuận lợi để chị bắt tay vào thực hiện đề tài “Nghiên cứu gây trồng và chế biến các sản phẩm màu thiên nhiên: trà, mứt sệt, ô mai, sirô từ cây Hibiscus ở Việt Nam. Chị phải nhờ cậy vào bạn bè người thân ở nước ngoài giúp đỡ. Với ưu thế chất màu đẹp, giàu vị chua và các vitamin, lại có khả năng chữa bệnh nên mơ ước cháy bỏng của chị là xoá đói giảm nghèo ở các vùng quê, vùng trung du miền núi.

Chồng luôn là chỗ dựa vững chắc cho chị Tấn trong sự nghiệp của mình.

 

Chị Tấn đi “gõ cửa” các cơ quan ban ngành để xin từng đồng kinh phí, bàn chân chị đặt qua các vùng rừng Hoà Lạc, Đồng Mô, Lạng Sơn, Nghệ An, Phan Giang, Phan Thiết….. đê nghiên cứu xem đất đó có phù hợp để trồng Hibiscus không. Nhiều người nhìn chị với con mắt ái ngại. Sau 3 năm cây Hibiscus “định cư” ở Hà Tây, nhìn thấy rõ triển vọng của nó chị Tấn đã tính chuyện “xuất khẩu”.

Hibiscus đã “cắm chân” ở Phú Yên, Ninh Thuận, năng suất theo công bố của Công ty Dược liệu Trung ương II, đạt khoảng 800kg sản phẩm tiêu chuẩn khô/ha.. Nhưng ngay cả những lúc thuận lợi nhất với cây Hibiscus, thì người mẹ đỡ đầu cho nó là chị Mai Thị Tấn cũng gặp không ít khó khăn. Nhiều lần chị đem trà và tài liệu về Hibiscus tới nhà những người quen giới thiệu, tài liệu thì được đọc nhưng khi mời pha trà uống thử thì họ khéo léo từ chối. Rõ ràng, còn nhiều người chưa tin cậy hương vị và công dụng thực sự của Hibiscus.

Mãi đến năm 1998, niềm mơ ước của Chị Tấn mới thành sự thực – Công Ty Thảo Mộc do chị bỏ tiền túi thành lập đã đi vào hoạt động. Giờ đây, chị tự do bơi giữa dòng nước lớn theo đuổi đến tận cùng cây Hibiscus. Bạn bè, gia đình đã góp cho chị những đồng tiền cuối cùng để tạo dựng công ty trong niềm tin, sự chờ đợi xen lẫn lo âu. Và chị đã không phụ lòng mọi người, các sản phẩm của Thảo Mộc ra đời đã nhận được sự chào đón nhiệt liệt của khách hàng. Chị kể về người chồng mình với lòng đầy biết ơn, anh không chỉ động viên chị mà còn giúp đỡ chị giới thiệu những sản phẩm mới. Không có anh, không có người thân và bạn bè giúp đỡ chị đã không theo đuổi theo sự nghiệp của mình hơn 20 năm qua. Năm 1998 là năm các sản phẩm Hibiscus được tiêu thụ nhiều nhất trên thị trường, đến nỗi nhiều cơ sở sản xuất hàng giả đã nhái thương hiệu Hibiscus. Trong cái khó ló cái khôn, chị Tấn đã viết báo giới thiệu cho bạn đọc về cây Hibiscus, giúp họ phân biệt hàng thật với hàng giả, lập tức có hàng ngàn lá thư gửi về xin cây giống, chị sẵn sàng giúp đỡ, hướng dẫn cách trồng, gây giống, phơi quả. Hibiscus đã có mặt khắp đất nước từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Lúc này chị Tấn mới cảm thấy con đường đi của mình là đúng.

Chị Mai Thị Tấn – cô nữ sinh Học viện Lâm nghiệp Kirov Leningrad năm nào đã trở thành nữ Giám đốc Công ty Thảo Mộc danh tiếng. Thảo Mộc đã đầu tư 1,7 tỷ đồng để xây dựng nhà máy sản xuất các sản phẩm từ Hibiscus với mục tiêu đạt 1 triệu lít rượu/ năm, ngoài ra còn trà nhúng cỏ ngọt, trà nhúng Lion, dầu gội đầu…Dù đã đạt được nhiều thành công nhưng con đường vẫn đang ở phía trước chị.

Để biết thêm thông tin về sản phẩm quà Tết của chúng tôi, vui lòng liên hệ:

————————————————————–

THẢO MỘC HIBISCUS SINCE 1992

Hà Nội: S18 – Khu đô thị Pandora – 53 Triều Khúc – Thanh Xuân 

Sài Gòn: A59 Lê Thị Riêng – Khu dân cư Thới An – Phường Thới An – Quận 12

📞: 096.122.3485

📧: [email protected]

Địa chỉ nhà máy: KCN Harpo – Lệ Chi – Gia Lâm – Hà Nội

#thaomoc #hibiscus

#trọn  #v#tết #tròn #yêu # thương 

0961.223.485